Các tính chất của hàm số Hàm_số

Tính đơn điệu

Bài chi tiết: Hàm số đơn điệu

Giả sử hàm số y= f(x) xác định trên K. Ta nói :

  • Hàm số y= f(x) đồng biến ( tăng ) trên K nếu với mọi cặp x 1 {\displaystyle x_{1}} , x 2 {\displaystyle x_{2}} thuộc K mà x 1 {\displaystyle x_{1}}  nhỏ hơn x 2 {\displaystyle x_{2}}  thì f ( x 1 ) {\displaystyle f(x_{1})}  nhỏ hơn f ( x 2 ) {\displaystyle f(x_{2})} , tức là : ∀ x 1 < x 2 , → f ( x 1 ) < f ( x 2 ) {\displaystyle \forall x_{1}<x_{2},\rightarrow f(x_{1})<f(x_{2})}
  • Hàm số y = f(x) nghịch biến (giảm) trên K nếu với mọi cặp x 1 {\displaystyle x_{1}} , x 2 {\displaystyle x_{2}} thuộc K mà x 1 {\displaystyle x_{1}}  nhỏ hơn x 2 {\displaystyle x_{2}}  thì f ( x 1 ) {\displaystyle f(x_{1})}  lớn hơn f ( x 2 ) {\displaystyle f(x_{2})} , tức là: ∀ x 1 < x 2 , → f ( x 1 ) > f ( x 2 ) {\displaystyle \forall x_{1}<x_{2},\rightarrow f(x_{1})>f(x_{2})}

Tính chẵn lẻ

Điều kiện để một hàm số chẵn hoặc lẻ

Cho hàm số y=f(x) xác định trên D

  1. Điều kiện tiên quyết để hàm số có tính chẵn lẻ là tập xác định của hàm số phải đối xứng qua điểm 0, tức là ∀ x ∈ D , − x ∈ D {\displaystyle \forall x\in D,-x\in D}
  2. Để hàm số được xem là chẵn cần thêm điều kiện f(-x) = f(x)
  3. Để hàm số được xem là lẻ cần thêm điều kiện f(-x) = -f(x)
  4. Nếu thiếu điều kiện 1 hoặc cả 2 điều kiện 2 và 3 thì xem như hàm số không có tính chẵn lẻ.

Đồ thị của hàm số chẵn và hàm số lẻ

Trong mặt phẳng tọa độ Descartes:

  • Đồ thị của mọi hàm số chẵn đều nhận trục Oy làm trục đối xứng.
  • Đồ thị của mọi hàm số lẻ đều nhận gốc tọa độ làm tâm đối xứng.